Bài Viết Mới

TỘI DÂM Ô VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI

Điều 146 BLHS quy định:

  1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác thì bị xử phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt từ 03 năm đến 07 năm:
  1. Phạm tội có tổ chức;
  2. Phạm tội 02 lần trở lên;
  3. Đối với 02 người trở lên;
  4. Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
  5. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  6. Tái phạm nguy hiểm.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  2. Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
  1. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoẵ làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo hướng dẫn tại Nghị định 06/2019/NQ-HĐTP thì hành vi dâm ô được hiểu là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về mặt thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:

  1. Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi.
  2. Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi,…) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
  3. Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
  4. Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ bóp cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
  5. Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dụ (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy…của người dưới 16 tuổi.

                                                        

Tội dâm ô được phân biệt với tội hiếp dâm ở chỗ hành vi mà người phạm tội thực hiện không nhằm mục đích giao cấu hay thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân. Để biết được người phạm tội có ý định thực hiện hành vi giao cấu hay không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người phạm tội, các hành vi mà người phạm tội đã thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, mức độ thực hiện hành vi như thế nào.

Trước khi có Bộ luật hình sự, việc xét xử các tội phạm hình sự về tội dâm ô được Toà án xét xử theo các sắc lệnh, pháp lệnh, hướng dẫn của TANDTC. Tại bảng tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử về tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục, tội dâm ô được hướng dẫn như sau:

“Dâm ô tức là có hành vi bỉ ổi đối với người khác, tuy không phải là hành vi giao cấu nhưng cũng nhằm thoả mãn tình dục của mình hoặc khêu gợi bản năng tình dục của người đó (ví dụ: dùng tay sờ mó hoặc kích thích bộ phận sinh dục, tác động dương vật vào những chỗ khác trong thân thể người phụ nữ ngoài bộ phận sinh dục hoặc chỉ quệt bên ngoài bộ phận sinh dục không có ý định ấn vào trong, ấn dương vật vào sau quần, cho xuất tinh vào sau quần, bắt nạn nhân sờ mó bộ phận sinh dục của mình…)

Đến BLHS 1985 đã xoá bỏ tội dâm ô, đến Luật sửa đổi bổ sung năm 1997 đã sửa đổi bổ sung Điều 202b về tội dâm ô đối với trẻ em. Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BNV hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, đã hướng dẫn hành vi dâm ô đối với trẻ em là hành vi “sờ, bóp…vào những bộ phận kích thích tình dục của trẻ em hoặc buộc trẻ em phải có hành vi như sờ, bóp vào những bộ phận kích thích tình dục của người đó hoặc người khác nhưng không có việc giao cấu với trẻ em”.

BLHS 1999 đã quy định về tội dâm ô với trẻ em tại Điều 116 dựa trên cơ sở Điều 202b. Và BLHS 2015 đã sửa đổi “Tội dâm ô trẻ em” thành “Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi” và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP của TANDTC.

Đối với hành vi có dấu hiệu quấy rối tình dục được thực hiện với người trên 16 tuổi thì bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình thì những người có hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Về thẩm quyền xử lý hành vi này thuộc Công an cấp xã hoặc chủ tịch UBND cấp xã.

Hoặc đối với những hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì người lao động bị quấy rối có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019.

Thực tiễn xét xử:

Một bản án của TAND quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11/9/2020 đã xét xử bị cáo Ngô Thành D về “Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi”. Cụ thể: vào ngày 21/4/2020, D đã có hành vi dùng tay phải từ phía sau choàng về phía trước sờ vào ngực phải (bên ngoài áo) của cháu L, cháu L dùng tay đẩy ra thì D tiếp tục dùng tay sờ lần hai vào ngực phải và hôn lên má cháu L. thấy cháu L phản ứng và đẩy D ra nên D đứng dậy và đi về chỗ khác. Nguyễn Thành D bị toà án xử phạt 9 tháng tù giam về hành vi trên của mình.

Hay một bản án của TAND huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam xét xử bị cáo Võ Sỉ N về Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi, xử phạt 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 18 tháng. Cụ thể: lợi dụng việc N chở nạn nhân về N đã chở nạn nhân đến khu vực UBND xã thì dừng xe lại. Tại đây N có hành vi ôm, hôn vào cổ, kéo nạn nhân xuống mép lề đường. Nạn nhân kêu cứu thì N dùng khuỷ tay trái kẹp cổ ghì nạn nhân xuống đất, dùng tay trái bịt miệng không cho nạn nhân kêu cứu. Lúc này N đưa tay phải lên sờ ngực từ bên ngoài vào bên trong áo. Khoảng 3-4 phút thì bị lực lượng dân phòng thôn đi tuần phát hiện sự việc.

Mọi thắc mắc pháp lý xin liên hệ:

MINH NGUYET LAW – Luật sư Quận 6

Luật sư Lê Thị Minh Nguyệt

Hotline: 0798.021.579

Địa chỉ: 56 Lý Chiêu Hoàng, Phường 10, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Email: minhnguyetlaw56@gmail.com