Thực tế mối quan hệ giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế không có quan hệ huyết thống và nếu xét theo hàng thừa kế tại khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 thì không thuộc các trường hợp được nhận thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên theo quy định tại điều 654 BLDS 2015 quy định:
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được chia thừa kế theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ Luật này”.
Điều 652 là trường hợp thừa kế thế vị và Điều 653 là quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.
Việc xác định có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc trên thực tế như cha con, mẹ con thì cần căn cứ vào các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con (Điều 69, 70, 71, 72). Theo đó, cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, không phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ, không lạm dụng sức lao động của con, xúi giục hoặc ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Con cái thì có bổn phận yêu quý, kính trọng biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt là khi cha mẹ già yếu, khuyết tật.
Khi xem xét trường hợp này, Toà án sẽ đánh giá theo hai trường hợp: con riêng và cha dượng, mẹ kế có ở chung với nhau và không ở chung với nhau.
Trường hợp con riêng và bố dượng, mẹ kế không sống chung nhưng vẫn đi lại thăm nom và chi trả tiền để người khác nuôi dưỡng, chăm sóc người kia, thì toà án sẽ đánh giá một cách toàn diện các yếu tố như bố dượng, mẹ kế hàng tháng có trả tiền nuôi dưỡng, chăm sóc, chăm lo đến việc học tập, giáo dục con, thương yêu con,… hoặc nếu bố dượng, mẹ kế không đủ điều kiện sinh sống ở mức độ trung bình ở địa phương thì con riêng đã chu cấp tiền nuôi dưỡng, chăm sóc hàng tháng… đồng thời mức độ quan hệ nuôi dưỡng nhau trên thực tế như cha con, mẹ con phải đảm bảo được cuộc sống của họ.
Do vậy căn cứ quy định nêu trên thì con riêng, bố dượng, mẹ kế chỉ cần có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế như cha, mẹ con thì được thừa kế tài sản của nhau không bắt buộc những người này phải sống chung.
Mọi thắc mắc pháp lý xin liên hệ:
Luật sư Trần Thị Hoà
Hotline: 0973.520.805
Email: cvtranhoa@gmail.com
Con rieng quyen thua ke, con riêng quyền thừa kế, con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy, con riêng có được thừa kế, con riêng có được hưởng thừa kế không, con riêng có được nhận thừa kế không, con riêng của chồng hàng thừa kế, con riêng của chồng có được thừa kế tài sản, con riêng của vợ có được thừa kế tài sản, quyền thừa kế của con riêng, con riêng có được hưởng thừa kế, quyền thừa kế của con riêng, con riêng có được hưởng thừa kế, thừa kế con riêng, chia thừa kế cho con riêng, con riêng của chồng có được hưởng thừa kế không, con riêng của vợ có được thừa kế, luật thừa kế con riêng,