Bài Viết Mới

PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT (ĐIỀU 15 BLHS 2015)

Điều 15 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Phạm tội chưa đạt là hành vi cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

                                                     

So với quy định tại điều 18 BLHS 1999 thì quy định này không có sự thay đổi. Khác với chuẩn bị phạm tội, thì người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt (bất kì tội phạm nào do lỗi cố ý). Hành vi phạm tội thì người phạm tội đã thực hiện hành vi của mình không thực hiện được ngoài ý chí của họ.

+ Chỉ khi có đầy đỉ căn cứ chứng minh rằng tội phạm mà người phạm tội không thực hiện đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ thuộc khoản nào điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì mới áp dụng khoản, điều luật tương ứng đó. Trong trường hợp không xác định được tội phạm mà họ thực hiện không đạt thuộc khoản tăng nặng cụ thể nào của điều luật tương ứng thì áp dụng khoản nhẹ nhất của điều luật tương ứng đó.

Ví dụ 1: một người đã bị xử phạt 6 tháng tù về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích nhưng đã phá khoá cửa vào nhà người khác với ý thức có tài sản gì lấy tài sản đó, nhưng chưa lấy được gì thì bị phát hiện bà bị bắt giữ. Trường hợp này thì hành vi của người này có đủ dấu hiệu cấu thành tội trộm cắp tài sản tại khoản 1 Điều 168 BLHS nhưng không xác định được điều khoản tăng nặng, do đó chỉ xét xử họ về theo khoản 1 Điều 168 BLHS.

+ Trường hợp xác định được hành vi vi phạm của người đó thực hiện không đạt vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ nhưng không có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm hoặc trong trường hợp không thể xác định được hành vi vi phạm mà họ thực hiện không đạt đã có đầy đủ các hiệu cấu thành tội phạm hay chưa thì có thể họ không bị truy tố về hành vi vi phạm.

Ví dụ: Nguyễn Văn A (chưa bị xử phạt hành chính, chưa bị kết án hay bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về hành vi chiếm đoạt tài sản) đang lừa đảo người khác, chiếm đoạt tài sản có giá trị 300 nghìn đồng thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Trường hợp này thì hành vi của Nguyễn Văn A không cấu thành tội phạm tại khoản 1 Điều 174 BLHS 2015 nên hành vi vi phạm của A có thể không bị truy tố.

Ví dụ 2: Trần C (chưa bị xử phạt hành chính, kết án hoặc bị kết án mà chưa xoá án tích về hành vi chiếm đoạt tài sản) phá khoá cửa và nhà của người khác với ý thức có tài sản gì thì trộm tài sản đó, nhưng chưa lấy được gì thì bị phát hiện và bắt giữ. Trường hợp này không thể xác định được hành vi vi phạm của C có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm hay chưa (vì không thể xác định được giá trị tài sản bị chiếm đọat). Do đó, hành vi phạm tội của C có thể không bị truy tố về hành vi của mình.

+ Về mức hình phạt đối với người phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt: Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 57 BLHS 2015 thì:

  1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của bộ luật này về các tội phạm tương ứng tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
  2. ….
  3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ¾ mức phạt tù mà điều luật quy định.

Mọi thắc mắc pháp lý xin liên hệ:

TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ– Luật sư Quận 6

Luật sư Trần Thị Hoà

Hotline: 0973.520.805

Email: cvtranhoa@gmail.com

#luat su quan 6, luật sư quận 6, luật sư hình sự quận 6, luat su hinh su quan 6, pham toi chua dat la gi, the nao la pham toi chua dat, khi nao pham toi chua dat, pham toi chua co hau qua, thế nào là phạm tội chưa đạt, khi nào phạm tội chưa đạt, phạm tội chưa có hậu quả