Bài Viết Mới

Khi nghỉ việc công ty giữ sổ bảo hiểm và không đóng bảo hiểm thì giải quyết thế nào?

Khi người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận với nhau về một quan hệ lao động dựa trên hợp đồng lao động thì thường có thảo thuận với nhau về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại điều 20 BLLĐ 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) thì chỉ có hai loại hợp đồng gồm: lao động có xác định thời hạn (không quá 36 tháng) và lao động không xác định thời hạn.

Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội thì cả hai trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động như trên đều phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Do đó, kể từ ngày BLLĐ 2019 có hiệu lực thi hành thì người sử dụng lao động chỉ được ký hai loại hợp đồng lao động và phải đóng BHXH bắt buộc.

* Mức đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN

Trách nhiệm đóng của các đối tượng

Tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm bắt buộc

BHXH

BHYT

BHTN

Tổng cộng

Doanh nghiệp đóng

17,5%

3%

1%

21,5%

NLĐ đóng

8%

1.5%

1%

10,5%

 

Tổng

32%

 

10,5% mà người lao động phải đóng dựa trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm. Khoản tiền đóng bảo hiểm hàng tháng, người sử dụng lao động sẽ cấn trừ từ lương của người lao động để đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp người sử dụng lao động tuy đã thu tiền từ người lao động nhưng không thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm. Khi người lao động nghỉ việc, họ đến cơ quan bảo hiểm xác nhận thì họ chưa được đóng bảo hiểm đủ. Vậy trong trường hợp như vậy, người lao động có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?

Một ví dụ cụ thể như sau:

Bà Trịnh Thị Trâm Anh làm việc tại Công ty TNHH G theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ ngày 01/08/2015, bà Trâm Anh và công ty tiếp tục ký hợp đồng có xác định thời hạn 12 tháng, mức lương cơ bản là 3,8 triệu đồng cùng các quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN. Ngày 01/7/2017, bà Trâm Anh làm đơn xin thôi việc vì lý do cá nhân và được công ty chấp nhận. Tuy nhiên, sau khi bà Trâm Anh nghỉ việc, công ty không đóng BHXH cho bà Trâm Anh từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2017 và không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bà Trâm Anh.

Bà Trâm Anh đã khởi kiện tại Toà án và nhận định của Toà án đối với các yêu cầu khởi kiện của bà như sau:

* Yêu cầu buộc công ty phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho bà Trâm Anh từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2017:

Bà Trâm Anh đã làm việc tại công ty từ thời điểm đó. Tuy nhiên, thực tế công ty chỉ mới đóng các loại bảo hiểm cho bà từ tháng 8/2015 đến tháng 9/2015. Như vậy yêu cầu của bà Trâm Anh là có căn cứ chấp nhận.

* Buộc công ty phải trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bà:

Căn cứ theo điều 47 BLLĐ 2010 (nay là điểm a khoản 3 Điều 48 BLLĐ 2019) thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. Do đó, công ty G có nghĩa vụ chốt sổ bảo hiểm và trả lại sổ cho bà Trâm Anh.

* Yêu cầu công ty phải bồi thường tiền BHTN cho bà Trâm Anh số tiền là 6.840.000 đồng.

Trên hệ thống bảo hiểm xã hội thì bà Trâm Anh đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 8/2015 đến tháng 4/2017, đủ điều kiện được hưởng BHTN theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm. Tuy nhiên, do công ty G không thực hiện đúng trách nhiệm là đóng các loại bảo hiểm và trả sổ bảo hiểm cho bà Trâm Anh đúng quy định nên khi nghỉ việc bà Trâm Anh không được cơ quan bảo hiểm thanh toán bảo hiểm thất nghiệp này. Do đó, công ty phải bồi thường số tiền này do lỗi của mình gây ra.

 

Thực tế, rất nhiều người lao động không hiểu hết về quyền lợi của mình khi được đóng các loại bảo hiểm trên nên thường không yêu cầu người lao động phải thực hiện các nghĩa vụ của họ.

Như trường hợp của bà Trâm Anh, các chế độ bà được hưởng sau khi nghỉ việc:

BHTN: (3.800.000 x 60%) x 03 tháng = 6.840.000 đồng.

BHXH (nếu nhận một lần tương ứng với thời gian bà làm việc tại công ty G): thời gian bà làm việc là 20 tháng, mức lương 3,8 triệu đồng:

Mức nhận BHXH: 2 x 1,8 x 3.800.000 = 13.680.000 đồng.

Nếu trong thời gian làm việc mà bà Trâm Anh tự đóng bảo hiểm thì số tiền bà đóng 7.980.000 đồng, nhưng số tiền bà nhận lai hơn 20 triệu đồng. Do đó, đây là một trong những quyền lợi của người lao động. Người lao động nên cẩn trọng và hiểu biết một cách rõ ràng về các quyền lợi của mình.