Bài Viết Mới

TỘI CHO VAY NẶNG LÃI (ĐIỀU 201 BLHS)

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Hành vi phạm tội phải đáp ứng hai điều kiện:

+ Thứ nhất: Hoạt động cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS.

Mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS là không quá 20%/năm, tương đương 1,6667%/tháng. Hoạt động cho vay gấp 5 lần trở lên là trên 8,3% tháng và trên 100%/năm.

+ Thứ hai: Hoạt động cho vay trên phải thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng. Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

 

Vậy việc tính số tiền thu lợi bất chính được tính như thế nào?

+ Theo quy định tại khoản 1 điều 468 BLDS thì phần lãi suất các bên được thoả thuận nhưng không vượt quá 20% năm. Vậy số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là số tiền sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất trong BLDS.

+ Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được với tất cả người vay, nếu hành vi cho vay được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

+ Khoản tiền thu lợi bất chính của người phạm tội là khoản tiền người phạm tội thu lợi bất chính của người vay nên được trả lại cho người vay tiền, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma tuý,… thì số tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung công quỹ nhà nước.

+ Khoản tiền cho vay (tiền gốc) được xác định là phương tiện phạm tội nên bị tịch thu sung công quỹ nhà nước.

+ Khoản tiền lãi phù hợp với quy định pháp luật (20%/năm) tuy không được bị tính khi xác định trách nhiệm hình sự nhưng đây cũng là khoản tiền phát sinh từ tội phạm. do đó để đảm bảo phòng chống tội phạm thì toà án cũng sẽ tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước khoản tiền này.

+ Người vay tiền trong trường hợp này sẽ tham gia tố tụng với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Mọi thắc mắc pháp lý xin liên hệ:

Luật sư Trần Thị Hoà

Hotline: 0973.520.805

Email: cvtranhoa@gmail.com

 

tội cho vay nặng lãi theo blhs 2015, tội cho vay nặng lãi 2021, tội cho vay nặng lãi trong bộ luật hình sự, tội cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào, khi nào bị tội cho vay nặng lãi, tội cho vay nặng lãi mới nhất, cho vay nặng lãi có tội không, cấu thành tội cho vay nặng lãi, cách tính tội cho vay nặng lãi, xử lý vi phạm hành chính tội cho vay nặng lãi, yếu tố cấu thành tội cho vay nặng lãi, tố cáo tội phạm cho vay nặng lãi, quy định về tội cho vay nặng lãi, tội cho vay nặng lãi đi tù bao nhiêu năm,